Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Đà lạt có nhiều món ngon đặc trưng  không thể bỏ qua khi tới với đà lạt trong đó có món Bánh căn Đà lạt. Món này mà thưởng thức vào ngày mữa thì vô cùng thú vị.

Bánh căn Đà Lạt – một trong những món ngon của ẩm thực Đà Lạt với vai trò là món bánh giản dị, được biết đến như nhiều món ngon vỉa hè nổi tiếng khác của phố núi như bánh tráng nướng, xắp xắp hay nem nướng.

Nhiều du khách đi các tour du lịch Đà Lạt thường dành khoảng thời gian nhất định trong hành trình, khám phá những món ngon bình dân của xứ sở sương mù, để trải nghiệm những điều bình dị và thường nhật như chính những người bản xứ. Trong những món ngon bình dân ấy không bao giờ thiếu được món bánh căn Đà Lạt có hương vị rất đặc trưng. Gọi là đặc trưng bởi vì món bánh căn là một loại bánh du nhập vào Đà Lạt từ các vùng miền khác. Bánh căn Đà Lạt có cách chế biến không cầu kỳ, cũng được đổ khuôn bằng bột gạo, nhưng lại trở nên đa dạng khi kết hợp với nhiều loại nhân theo khẩu vị của thực khách. Nhân bánh có thể là trứng cút, trứng gà ta, trứng vịt được đổ trên mặt bánh khi bột bánh đã se gần chín. Nếu không dùng trứng, thực khách có thể chọn cho mình nhân hải sản, không thì chút đậu xanh đã xôi chín vàng ươm rất bùi. Bánh căn khi đã đổ chín sẽ được bày thành từng cặp trên đĩa, được dùng kèm với một ít chả lụa, xíu mại và nước chấm. Nước chấm của món bánh căn Đà Lạt được pha chế rất khéo theo phong cách của người Đà Lạt gồm nước mắm pha với chút mỡ hành và chút ớt hoặc sa tế. Đôi khi nước chấm không phải là nước mắm pha mà lại là mắm nêm, cũng được pha chế rất nhẹ nhàng theo đúng vị của người Đà Lạt.


Bánh căn Đà Lạt.

Nếu ai đã từng trải nghiệm các hành trình tham quan du lịch trong nước, qua nhiều vùng miền, có lẽ cũng thấy rất rõ bánh căn có ở rất nhiều nơi, đặc biệt nhất là bánh căn Phan Thiết nổi tiếng thơm ngon. Tuy vậy đến Đà Lạt thử qua món bánh căn Đà Lạt, đúng là du nhập đó nhưng du khách lại cảm nhận hương vị rất nhẹ nhàng thanh đạm và thơm ngon lạ lùng, bởi nó ẩn chứa nét tinh túy rất riêng của Đà Lạt không thể nhầm lẫn với nơi nào khác.
>>>Xem thêm: tour da lat
Bánh làm vừa tới, vừa mềm vừa chút giòn giòn sựt sựt. Chấm thứ nước sốt là nước mắm ớt cay được nấu nóng, trong nước mắm có thịt viên cùng với nước thịt ngọt ngọt. Nếu ăn món bánh căn nóng hổi của đà lạt vào một buổi chiều mưa lạnh lạnh thì không còn từ gì có thể miêu tả cái ngon tuyệt vời của nó



Không phải là món ăn có nguồn gốc từ Đà Lạt nhưng đây là món bánh được nhiều người ưu chuộng. Du khách có thể tìm thấy món này ở mọi ngõ ngách Đà Lạt nhưng ngon và nổi tiếng phải kể đến các quán nằm trên đường Tăng Bạt Hổ. Cái ngon nhất của bánh căn là chấm ngập cặp bánh còn nóng hôi hổi vào chén nước chấm, rồi cắn một miếng bánh đã thấm nước chấm nồng vị ớt, béo ngậy mùi hành phi. Chỉ đơn giản là vậy nhưng dưới trời Đà Lạt thì khác hẳn. Vị ngon của món bánh toát lên từ cái xuýt xoa vì lạnh, sự háo hức chờ đợi bánh chín của thực khách, cũng có thể từ gò má ửng hồng của người thiếu nữ đang cần mẫn tra bột vào khuôn. Hay đơn giản là từ chén nước chấm có sự hiện diện của viên thịt xíu mại bé xíu “không đụng hàng” với các vùng, miền khác. Một cặp bánh có giá dao động từ 3.000 – 5.000 đồng tuỳ thuộc vào nhân bánh. Thưởng thức món này ngon nhất là buổi sáng hoặc chiều tối.
>>>Tham khảo: du lich da lat 3 ngay 2 dem


Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015


Đến với đà lạt bạn đừng nên bỏ qua Nem Nướng Bà Hùng nổi tiếng nơi đây. Các món ngon ở đây còn nhiều vô kể bạn nên đến với du lịch đà lạt để có cơ hội thưởng thức.


Đà Lạt là vùng đất tập hợp người dân từ mọi miền đất nước nên ẩm thực cũng là sự tổng hợp những đặc trưng và khẩu vị đa dạng phong phú của nhiều vùng miền khác nhau.

Có mặt tại Đà Lạt hơn mười năm, Nem Nướng Bà Hùng là một trong những món ăn ngon mà bất cứ người dân Đà Lạt nào cũng như rất nhiều du khách biết đến. Nem Nướng Bà Hùng nổi tiếng với hương vị tuyệt vời cộng với chất lượng phục vụ tốt làm hài lòng cả những thực khách khó tính.



món ngon đà lạt

Nem được làm từ phần thịt heo nạc ngon nhất và đặc biệt là thịt còn nóng. Sau khi nêm nếm gia vị, nem được nướng trên than hồng tạo nên mìu thơm đặc biệt mà ai đã một lần nếm thử sẽ khó lòng quên. Một thành phần không thể thiếu trong món này là rau sống.

Hương vị của hơn mười loại rau tươi đặc trưng của Đà Lạt hòa quyện cùng với hương vị thơm ngon của miếng nem. Bánh tráng để cuốn nem được đặt hàng từ Nha Trang.

Và thành phần làm nên hồn cho món ăn này chính là chén nước chấm gia truyền rất đặc biệt. Hãy cuốn miếng nem nướng cùng với các loại rau sống vào trong một miếng bánh tráng dẻo thơm và chấm vào chến nước chấm sền sệt có màu vàng nhạt, quý khách sẽ cảm nhận được mùi vị thơm ngon và tinh tế tuyệt vời của Nem Nướng Bà Hùng.
>>>Xem thêm: tour du lich da lat 4 ngay 3 dem


món ngon đà lạt

Ngoài ra khi đến với Nem Nướng Bà Hùng, quý khách sẽ hoàn toàn yên tâm về an toàn vệ sinh thực phẩm và cung cách phục vụ.

Quán nem nướng bà Hùng trên đường Phan Đình Phùng từ lâu đã là địa chỉ quen thuộc của nhiều tín đồ ẩm thực bởi món nem nướng ngon miệng, là đồ ăn vặt mà lại khiến căng bụng.

Một suất nem nướng bà Hùng cho 2 người ăn.

Nem nướng là thành phần chính của món ăn này. Khi ăn, nem được cuốn chung với các loại rau sống như rau diếp, rau muống, xà lách, húng…, bánh đa chiên, chấm với nước tương màu vàng đẹp mắt.

Tất cả các thành phần được gói vào bánh tráng và chấm cùng nước tương màu vàng bắt mắt.

Để tránh cho món ăn bị ngán, quán cũng chuẩn bị sẵn cho bạn món dưa góp ăn kèm làm từ dưa chuột, cà rốt và củ sắn.
>>>Tham khảo: tour du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm
Món nem nướng bà Hùng được lòng thực khách bởi sự kết hợp hài hòa giữa cái thơm ngậy của nem và bánh đa chiên với cái mát bùi của dưa góp, cái thanh nhẹ tươi mát của rau sống và nước tương mặn ngọt lạ miệng.

Chúc các bạn ngon miệng!




Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Khi tới Đà Lạt bạn nên ghé qua Vườn Hoa Đà Lạt  để thưởng thức muôn màu hoa tại đây.

VƯỜN HOA THÀNH PHỐ

Vườn hoa thành phố Đà Lạt là địa danh chụp hình cưới tuyệt vời dành cho các cặp đôi khi du lịch Đà Lạt. Nói tới địa điểm này thì bất cứ ai cũng biết đây là nơi quy tụ tất cả các loài hoa đẹp của Đà Lạt và thế giới. Vào mỗi dịp Festival Hoa thì Vườn hoa thành phố là một trong những điểm du lịch thu hút du khách nhiều nhất.


Lịch sử hình thành

Vườn hoa thành phố Đà Lạt trước đây còn có tên gọi là vườn hoa Bích Câu cũng có thời gian được gọi là công viên hoa Đà Lạt. Vườn hoa này được bắt đầu xây dựng và trồng các loại hoa từ năm 1966 sau đó bỏ hoang và đến năm 1985 thì được xây dựng mới và trồng các loài hoa đẹp để phục vụ khách du lịch. Vườn hoa nằm phía đông Hồ Xuân Hương bên cạnh sân Golf Đồi Cù thơ mộng cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 2km.
>>>Xem thêm: tour du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm

Với tổng diện tích trồng hoa phục vụ khách tham quan lên tới 7000m2 thì nơi đây chắc chắc là một trong những vườn hoa lớn nhất Việt Nam và thế giới.

Được xem như một bảo tàng hoa tươi với trên 300 loại hoa đủ loại từ các loại hồng, cẩm tú cầu, mimosa.... Ngoài ra còn có một số loại hoa ngoại nhập như cúc, đồng tiền, đỗ quyên.
Bắt đầu tham quan nào

>>>Tham khảo: tour du lich da lat 4 ngay 3 dem
Khi vừa bước xuống xe du khách đã nhìn thấy điều ngạc nhiên đầu tiên đó là cổng vào vườn hoa được thiết kế thành một hình vòng cung đủ màu sắc được tạo nên bởi hàng ngàn chậu hoa xếp lên nhau.



Khi vừa qua cổng đâu đâu du khách cũng thấy chỉ hoa và hoa. Bên cạnh là hai bên lối đi là hệ thống phun nước vô cùng ấn tượng và những cây tùng được trồng bằng những gốc cây lũa vùi mình cả ngàn năm dưới lòng đất. Đi được vài bước du khách lại bắt gặp những mô hình giống như chiếc xe ngựa rất dễ thương để du khách có thể ngồi nghỉ và tạo dáng chụp hình . Đi thêm vài bước nữa du khách sẽ bắt gặp vườn Xương rồng khổng lồ có nguồn gốc từ Châu Phi xa xôi.



Một điểm đẹp tuyệt vời khác mà các du khách không thể bỏ qua đó là khu vực vườn lan. Lan ở đây được trồng theo phương pháp cấy mô vô cùng hấp dẫn du khách về màu sắc và chủng loại. Du khách nếu có nhu cầu mua giống về trồng sẽ được những người bán ở đây hướng dẫn nhiệt tình và chia sẻ bí quyết chăm sóc để hoa nở đẹp nhất và trưng được lâu nhất.



Đến với vườn hoa thành phố Đà Lạt với giá vé rất rẻ chỉ 20.000đ/người du khách chắc chắn sẽ hài lòng khi nhìn những loài hoa nơi đây được bàn tay của các nghệ nhân chăm sóc và tạo dáng. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về thì Vườn Hoa là nơi diễn ra Hội Hoa Xuân thu hút các nghệ nhân trồng hoa của Đà Lạt và các tỉnh khác đến thi tài.

Nếu như đến Đà Lạt mà không ghé thăm vườn hoa thì đó thực sự là một điều tiếc nuối của bạn và gia đình. Vườn hoa đà lạt điểm đến thú vị

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015


Giới thiệu về Biệt thự cổ ở Đà lạt

DALAT CADASA RESORT là một quần thể biệt thự Pháp liền kề nhau, trải dài trên một khu đất rọng 6 hecta, với những kiến trúc cổ kính đặc thù của miền Bắc Pháp từ lâu đời, mỗi căn biệt thự là một phong cách kiến trúc khác nhau, tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, trung tâm thành phố Đà Lạt. Nơi đây đã từng là nơi cư ngụ của những chính khách, của những danh sĩ từ thời đầu thế kỷ cho đến trước và sau năm 1975 (Các kiến trúc sư người Pháp đã từng quy hoạch và thiết kế thành phố Đà Lạt, các giáo sư trường Lycée Yersin, quan chức thời vua Bảo Đại, thời trước 1975, và các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lớn hiện nay…)

Cụm biệt thự mang đậm dấu ấn của thời gian và lịch sử, sau thời gian trùng tu đã trở thành khu nghỉ dưỡng cao cấp, một trong những điểm tham quan hấp dẫn cho những người yêu xứ lạnh, yêu kiến trúc tráng lệ, hào hoa của Pháp. Diện tích sử dụng mỗi biệt thự từ 300m2 đến 1.000m2, bao gồm các đại sảnh, phòng khách sang trọng, lò sưởi ám cúng. Mỗi biệt thự có từ 02 phòng đến 09 phòng ngủ với đầy đủ tiện nghi và trang thiết bị nội thất cao cấp.

Khi tham gia tour du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm bạn sẽ được trải nghiệm kỳ nghỉ thú vị tại Khu nghỉ dưỡng biệt thự cổ Đà Lạt (Dalat Cadasa Resort) nằm ẩn mình giữa rừng thông với vẻ hoang sơ trầm mặc đã trở thành một nét chấm phá trong không gian yên bình của thành phố sương mù. Mười sáu căn biệt thự là bấy nhiêu phong cách kiến trúc khác nhau hòa quyện vào hương sắc ngàn hoa đưa du khách đến với những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, đến với những phút giây thư thái của tâm hồn.

Dalat Cadasa Resort gồm những ngôi biệt thự cổ mang đậm nét kiến trúc Pháp. Đây là những ngôi biệt thự đầu tiên được người Pháp xây dựng ở Đà Lạt. Thời Pháp đây là nơi nghỉ dưỡng của Thống sứ Nam kì, vua Bảo Đại và các quan lại. Trước 1975, nó trở thành nơi nghỉ dưỡng của các tướng lĩnh cao cấp chế độ Sài Gòn cũ. Sau 1975, cụm biệt thự này bị bỏ hoang phế, xuống cấp nên nhiều người ví nó như những nàng công chúa ngủ quên ở trong rừng… Phải đến tận năm 2010, khi Đà Lạt tổ chức sự kiện Festival hoa Đà Lạt thì những “nàng công chúa” ấy mới được thức tỉnh sau những năm dài ngủ quên.Hoặc tham gia du lịch đà lạt 4 ngày 3 đêm
Công ty cổ phần Cadasa chính là đơn vị đã trùng tu, biến khu biệt thự cổ bỏ hoang trở thành một khu nghỉ dưỡng độc đáo mang tên Dalat Cadasa Resort. Trong quá trình trùng tu, các kiến trúc sư đã cố gắng giữ nguyên nét đẹp vốn có ban đầu của các ngôi biệt thự, đó là sự hòa quyện giữa vẻ đẹp sang trọng của phong cách kiến trúc Pháp hồi đầu thế kỉ XX với nét hoang dã của núi đồi thảo nguyên Đà Lạt và sự dung dị của đồng quê Việt Nam. Các chi tiết nội thất mới được nghiên cứu thiết kế phù hợp với phong cách chung của tòa nhà. Bên ngoài, rừng thông vẫn được giữ nguyên. Khu vườn được điểm thêm những đồi cỏ nhỏ với những lối mòn trải đầy hoa dại...

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015


Đến Đà Lạt chúng ta không thể không thốt lên rằng: Ôi thiên đường ăn vặt đây rồi!. Hãy cùng tìm hiể một trong số những món ăn vặt hấp dẫn đó nhé.
Bánh tráng trứng nướng: "pizza Đà Lạt"

Biết tôi có tâm hồn ăn uống, cô bạn ở Đà Lạt cứ dụ dỗ “Lên Đà Lạt tớ dẫn đi ăn bánh tráng trứng nướng, ngon tuyệt”. Nghe món ăn là lạ, tôi không kìm nén được tò mò, khăn gói lên xứ sở ngàn thông.



Đến thành phố hoa, khách không khó để tìm được hàng bánh tráng trứng nướng (bánh trứng hành, bánh trứng nướng) đặc trưng của Đà Lạt. Không giống như các món ăn có thể dùng vào thời điểm nào trong ngày cũng được, bánh tráng trứng nướng chỉ bắt đầu vào khoảng 3 giờ chiều trở về đêm.

Khi nắng chiều ngả bóng thì những chậu than cũng bắt đầu được các anh chị dọn hàng nhen nhóm và dần rực lên cái nóng ấm ở các điểm du lịch như nhà thờ Domaine de Marie, trước khu chợ Đà Lạt, bên bờ hồ Xuân Hương, trên vỉa hè đường phố mù sương se lạnh quanh năm…cùng đi tour du lich da lat 3 ngay 2 dem để thưởng thức nhiều món ăn hơn nữa nhé,
Đặt bánh tráng nướng sơ trên lửa than. Rắc lên bánh một lớp mỏng nhân làm sẵn gồm hành lá xắt nhỏ xào dầu ăn với con ruốc nêm nếm vừa miệng. Sau đó đập ba trứng cút hoặc một trứng gà lên bánh, dùng muỗng gạt đều trứng và nhân trên mặt bánh. Trở bánh trên bếp than cho chín đều. Xếp bánh chín làm đôi, để ngoài rìa vỉ sắt… chờ khách. Khi khách đến mua, mở bánh ra, hâm nóng lại bánh rồi xịt đều tương ớt vào bánh, xếp lại, gói vào giấy cho khách cầm tay ăn.



Không chỉ người dân Đà Lạt mà du khách đến từ khắp nơi cũng mê mệt món bánh tráng trứng nướng này. Tuy nhiên, giới trẻ Đà Lạt lại chuộng hàng bánh tráng trứng nướng nằm trên ngã ba Hoàng Diệu - Trần Nhật Duật nhất. Bạn tôi bảo mỗi lần có bạn bè lên Đà Lạt, dù nhà ở mãi huyện Lạc Dương nhưng đến đêm lại dẫn bạn đến quán bánh tráng trứng nướng cách nhà 10km này để thưởng thức.

Quán bánh không có tên nhưng lúc nào cũng đông khách bởi có nhiều loại phong phú mà ở những quán bánh khác không có: bánh tráng trứng - patê - bò khô; bánh tráng trứng - phômai; bánh tráng trứng - hành… Quán chỉ bày biện đơn giản là những chiếc ghế cóc bày xung quanh những chiếc bàn, bên cạnh là những cái bếp nhỏ để vỉ, trên vừa đủ nướng một cái bánh.

Bếp nhỏ nhưng người nướng bánh đủ khéo và nhanh nhẹn làm xoay vòng cho hàng chục khách ngồi chờ. Bánh tráng được phủ một lớp trứng gà và hành lá cùng với một ít gia vị tùy yêu cầu của khách: khô bò, phômai, patê... để tạo vị lạ miệng và làm phong phú món ăn. Tất nhiên không thể thiếu ớt để tăng vị đậm đà cho món ăn. Nướng đều trên bếp khoảng 5 phút sẽ có chiếc bánh giòn đến vành.

Thực khách khó dừng lại sau khi ăn miếng bánh tráng trứng nướng đầu tiên. Bánh nướng ra cứ xoay vòng từ nhóm thực khách này đến nhóm thực khách kia. Nhóm này đi ra lại có nhóm khác vào. Quán có đến 6 cái bếp cho 6 người nướng nhưng vẫn không kịp phục vụ khách. Chúng tôi đến phải ngồi đợi hơn 10 phút mới đến lượt, gọi 4 chiếc bánh 4 loại gia vị khác nhau nhưng đều bị gián đoạn.

Được mệnh danh là “pizza Đà Lạt” nên bánh trứng nướng trông rất hấp dẫn. Khi bưng ra, nhân viên quán sẽ không quên đưa cho bạn một chai nước xốt chua ngọt, một chai ớt tương ăn kèm cùng chiếc kéo để bạn tự cắt bánh. Cắt vuông, tròn hay tam giác tùy ý, miễn sao bạn có thể dễ dàng cầm miếng bánh đưa lên miệng một cách dễ dàng nhất.Thật không khỏi ngỡ ngàng trước sự hấp dẫn nơi đây, có lẽ cần nhiều thời gian hơn nữa đối với nơi này, tour du lịch đà lạt 4 ngày 3 đêm sẽ là một lựa chọn hoàn hảo
Quả thật, nếu lần đầu tiên thưởng thức thì chỉ ngay từ “nhát cắn” đầu tiên, khi miếng bánh vỡ vụn thành tiếng trong miệng, bạn không nên ăn vội mà hãy từ từ tận hưởng mùi hương từ phômai, patê, trứng, hành lá… hầu như ai cũng khoái món bánh tráng nướng ngay tắp lự. Vị thơm tự nhiên của hành lá hòa với chút béo của trứng, dầu và tí mằn mặn của con ruốc, vị cay cay của tương ớt thật lạ miệng.

Cắn bánh nóng từng miếng trong cái lành lạnh của Đà Lạt, thực khách chắc sẽ hài lòng với hương vị thật đặc trưng của bánh trứng hành. Nó được so sánh với pizza không hề khập khiễng. Cũng thơm nức mũi, cũng đủ vị mặn, cay, bùi. Đã thế lại còn giòn tan, ăn đến đâu ngon miệng đến đó. Rất hiếm khách nào đến đây chỉ để gọi một chiếc bánh rồi đứng dậy.

Mỗi chiếc bánh chỉ to bằng cái đĩa trung có giá 16.000 đồng, theo nhiều thực khách mới đến thưởng thức thì giá hơi đắt. Nhưng rồi ai cũng bảo “Đắt một chút nhưng ngon mà”. Cứ thế chỉ “vài đường cơ bản” là đã hết veo chiếc bánh. Nếu đi hai người, ít nhất bạn phải gọi ba chiếc mới hết cảm giác thèm thuồng.

Món bánh tráng trứng nướng bình dân này trở thành món ngon đối với giới trẻ, nhất là học sinh sau giờ tan trường tụ tập tán gẫu trong quán bên đường. Thật tuyệt vời nếu được ngồi thưởng thức từng miếng bánh tráng trứng nướng trong tiết trời se se lạnh của xứ sở ngàn hoa

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015


Tổng quan về thác Voi ở ngoại thành Đà Lạt

Thác Voi thuộc thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà), cách Khu Hòa Bình 24km về hướng Tây Nam. Thác cao hơn 30m nằm trên dòng suối Cam Ly. tour du lịch đà lạt


Câu chuyện về thác Voi

Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa, thú rừng rất yêu mến Biang – người con gái hiền lành xinh đẹp của bộ tộc Sré. Khi hay tin Biang sắp “bắt chồng” là chàng Lang – một tù trưởng đẹp trai và dũng cảm của bộ tộc Lát. Cả đàn voi rừng của vùng La Ngư Thượng mừng lắm, chúng hối hả kéo nhau về dự đám cưới. Ngờ đâu khi đến địa điểm thác Voi bây giờ thì nhận được hung tin: Nàng Biang và chàng Lang đã lìa đời. Đám cưới trở thành đám tang, khiến đàn voi gào thét suốt mấy ngày đêm rồi lăn ra chết và hóa đá ngay dưới chân thác. Thương xót đàn voi, thần núi Lang Biang khóc hết ngày này sang ngày khác. Nước mắt của thần chảy xuống hòa vào dòng suối để tắm mát, vỗ về cho đàn voi. Riêng 02 con voi lớn nhất đàn của vùng La Ngư Hạ được chàng Lang tha mạng trước đây cũng về dự đám cưới, nhưng khi đến chân đeo Prenn hay tin ấy cũng ngã quỵ và hóa thành 02 ngọn núi trong tư thế phủ phục đầu hướng về đỉnh Lang Biang. Đó chính là rặng núi Voi bây giờ.



Xung quanh thác là khu rừng nguyên sinh với những hang động kỳ thú, những cây cổ thụ chằng chịt dây leo.
tour du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm
Năm 2001, Thác Voi được Nhà nước công nhận là danh thắng cảnh cấp quốc gia.

- Địa chỉ: Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Ở Đà Lạt có rất nhiều ngọn thác xinh đẹp một trong số đó là Thác pongour.
Thác Pongour là một ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nhất của Nam Tây Nguyên. Do đó, nếu đến Đà Lạt khách không thể quên được thác Pongour.

Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km. Trên quốc lộ 20 Đà Lạt - Sài Gòn, đến xóm Trung (phía núi Chai) rẽ về phía tay phải đi một quãng đường đất dài độ 8 km du khách sẽ đến được thác Pongour mà người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai. Về tên gọi Pongour có hai giả thuyết như sau:
Thứ nhất, Pongour là do tên người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa (K'ho: Pon - gou (với nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài liệu địa chất học của người Pháp, vùng này có nhiều kaolin. Như vậy, Pongour có nghĩa là ông chủ hay ông vua xứ Kaolin.

Giả thuyết thứ hai hiện nay khá phổ biến, được nhiều người nhắc đến: Pongour xuất phát từ ngôn ngữ K'ho có nghĩa là bốn sừng tê giác (Pon: bốn, gou: sừng). Giả thuyết này lấy từ môt truyện cổ trong kho tàng truyện cổ K'ho - Chàm, Churu. Nội dung truyện cổ ấy như sau:
Ngày xưa vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Hà ngày nay do nàng Ka Nai làm chủ. Ka Nai là một tù trưởng nữ xinh đẹp, trẻ, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K'ho - Churu. Nàng lại có tài chinh phục thú rừng, đặc biệt là loại Tây u (tê giác) (Rơmis). Do đó, trong bộ lạc của nàng có đến bốn con tê giác khác thường. Ka Nai thường dùng bốn con tê giác ấy để khai phá núi rừng đồi suối và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy, giặc Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Chăm để làm phu, làm xâu (một hình thức nô lệ), hoăc đi lính chống lại người Yuan (Kinh).
Một lần, dân tộc của bộ tộc Ka Nai bị lính Prenn bắt đi khá nhiều. Căm giận trước cảnh ấy, Ka Nai đã kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên như Sré, Mạ, Nộp... nổi dậy chống người Prenn. Nàng đã tự mình cưỡi tê giác cùng với đoàn quân Tây Nguyên xuống đánh phá vương quốc Panduranga để báo thù. Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Prenn, cứu được hàng trăm dân K'ho bị người Prenn bắt làm nô lệ trước đây. Nhưng qua chiến thắng này, Ka Nai thấm thía nỗi nhân tình thế thái: một số người K'ho Mạ đã theo giặc Prenn, chịu làm xâu, tớ cho người Prenn chứ không chịu về Tây Nguyên - quê hương cũ, mặc dù nhiều người K'ho Mạ ấy đã có gia đình tại quê nhà.
Đau buồn và tức giận trước nghịch cảnh ấy, Ka Nai quyết trừng trị những ai bội nghĩa quên tình. Và, sau đó nàng phải xây dựng lại cuộc sống cho buôn của nàng. Ka Nai cùng bốn con tê giác ngày đêm ủi núi san đồi để tạo dựng một "vương quốc thủy chung" cho người K'ho của nàng. Pongour là dấu vết bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên để mở ra một kỷ nguyên văn hóa cho các dân tộc tại đây.

Thác Pongour có lịch sử từ nhiều người, nhiều giai đoạn và ngày nay có ngày kỷ niệm. Đó là dịp trăng tròn đầu tiên của mùa ấm áp, núi rừng khởi sắc để làm ngày "kỷ niệm" cho bộ tộc của nàng. Trong những năm 60 của thế kỷ này, nhiều người Hoa ở Tùng Nghĩa (Đức Trọng) nhân tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) thường tổ chức các cuộc viếng chùa miếu, lăng tẩm, các thắng cảnh, các di tích lịch sử kết hợp với phong tục của dân bản địa (K'ho, Churu) và người các dân tộc di cư 1954 (Thái, Thổ, Tày, Nùng...) cùng đặt ra lễ thác Pongour (thường gọi là thác Thiên Thai). Vào rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm từng đoàn người từ các thị trấn Liên Nghĩa, Cao Bắc Lạng, Lục Nam... của Đức Trọng và các vùng Brơtel, Phú Mỹ, Lạc Sơn, Bằng Tiên, Ngọc Sơn, Đinh Văn... của Lâm Hà nườm nượp trẩy hội thác Pongour.

Trong dịp này, nam thanh nữ tú Bắc Nam, Kinh-Thượng, Hoa-Việt, Thái-Tày... đều rộn rã du xuân, hồ hởi vượt qua bảy tầng thác Pongour, mong vào được chốn Thiên Thai. Đây là dịp mà người ta không còn phân biệt Kinh-Thượng. Họ tự trao đổi tâm tình, tìm hiểu và yêu mến nhau. Tục truyền rằng: những ai không thành thật, không chung thủy, những kẻ bất tín, bội thề đã đến thác Pongour, thì ít khi được trở về; nàng Ka Nai nổi giận, do đó sai Yàng Pongour giữ lại những ai thuộc diện người nói trên tại dòng thác Pongour để nàng dạy cho họ những bài học về con người ... Có người không dám đến Pongour là vì thế. Nhưng đến Đà Lạt mà không đến thăm Pongour thì cũng như chưa đến Đà Lạt, chưa thấy được vẻ mơ màng hoang dã của Nam Tây Nguyên. Và những ai trong sáng thì có ngại gì. Những năm gần đây du khách đến trẩy hội Pongour ngày càng nhiều và thật vui mừng là hàng ngàn du khách lên Đà Lạt đến thăm Pongour đều bình an trở về. Phải chăng Yàng Pongour đã thẩm định đích xác lòng người?